Đồng Hành - Bạch Điểu Nhất Song
Chương 1: Gặp mặt tại Chợ Lớn

Chọn giọng đọc để nghe truyện audio:

“Đại tiểu thư, thử không?”

Tiếng hò hét nhiệt liệt như nham thạch nóng chảy xuyên qua vỏ trái đất vạn năm

Là tiếng nức nở hay tiếng cười vui, là cái chết hay sự sống nổ tung trong cơn giận.

Là tiếng ca hay tiếng sấm, là tiếng đàn hay tiếng thiên quân vạn mã xông xáo.

Là vũ điệu cũng là tia chợp, là trang phục cũng là nỗi niềm trông mong không bao giờ tàn phai.

—- Vương Mông <<Mộc tạp mỗ>>.

Tháng 11 năm ngoái, Yến Thanh Đường đã tham dự một buổi hòa nhạc cổ điển Mười Hai Mộc Tạp Mỗ của dân tộc Uyghur thuộc Nhà hát kịch AIA Bắc Bến Thượng Hải.

Giọng hát ấy lướt nhanh, tự do không bị cản trở hệt làn gió, như một ông lão từ xa xưa đang ngâm khúc ca kể về câu chuyện thưở ban xưa.

Nhắm mắt lại, đó là sa mạc, thung lũng, là thảo nguyên, là ngân hà lưu chuyển.

Khi ấy cô chưa từng nghĩ đến, mấy tháng sau cô sẽ bước chân vào vùng đất Tân Cương, trên con phố phường tấp nập sẽ được nghe bài ca “những cánh đồng bát ngát”.

 

“Đã đến rồi sao? Tôi vừa mới đáp máy bay, anh cứ vào khách sạn trước, đi lấy xe, hai tiếng sau chúng ta sẽ gặp mặt ở khách sạn, đến lúc ấy sẽ bàn kỹ càng tỉ mỉ hơn.” Khi nói chuyện, Yến Thanh Đường toát ra vẻ kiêu căng của một người được sống sung sướng an nhàn từ nhỏ.

Lần đầu tiên nhận được điện thoại của Túc Chinh, vì không có lưu số nên cô xem như số lạ gọi, tắt máy ngang.

Đây là lần thứ hai nhận được, nhận ra anh là cái người mà mình tiêu tiền thuê về, bèn nói thêm dăm ba câu là tự mình lo được rồi tắt máy, chỉ đơn thuần là mệnh lệnh ngầm, không cho đối phương chút thời gian để trả lời.

Chuyện này âu cũng có lý do, hành trình dài dằng dặc làm cho người ta mất đi kiên nhẫn.

Hôm nay Yến Thanh Đường dậy rất sớm, sáu giờ rưỡi đã đến sân bay Hồng Kiều của Thượng Hải đăng kí, máy bay bay năm tiếng rưỡi mới đến nơi—đáp xuống Sân bay quốc tế Diwopu của Ürümqi.

Cô nâng tay lên nhìn đồng hồ, lúc này ở Bắc Kinh phải là mười hai giờ trưa, nhưng theo giờ của Tân Cương thì chênh lệch trước hai tiếng, bây giờ vẫn còn là buổi sáng.

Yến Thanh Đường sợ lạnh từ nhỏ, trước khi lên máy bay cô đã tra thời tiết, biết rằng trong khi những nơi khác còn đang là mùa xuân hoa nở, thì ở Ürümqi nhiệt độ cao nhất chỉ khoảng 14, 15 độ. Xem lại lịch sử thời tiết mấy ngày trước, Ürümqi có ngày còn xuống dưới 0 độ, từng có mưa tuyết.

Nhưng khi đáp máy bay, cô vẫn không thể ngờ được Ürümqi lại lạnh đến thế, lông tơ của cô dựng thẳng lên, cứ có cảm giác mùa đông của cả nước đều biến mất và dồn hết vào cái thành phố này.

Vậy nên khi nhân viên đi cùng muốn đưa ba vali hành lý của cô về lại khách sạn, Yến Thanh Đường đã ngăn cản, lấy cái áo khoác có mũ cổ điển của Dior trong vali xanh ra, mặc bên ngoài.

Lúc còn ở Thượng Hải, cô thích mặc váy phối cùng với giày cao gót.

Mà đến Tân Cương, suy xét đến việc vài ngày sau sẽ bắt đầu khảo sát thực vật hoang dã, nên đồ của cô khá nhẹ nhàng, chân cũng thay thành giày thể thao thoải mái.

Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ của trường nước ngoài danh giá, cô về lại Thượng Hải, làm việc tại sở nghiên cứu thực vật học với tư cách là nghiên cứu viên khách mời.

Trong sở về cơ bản đều là các tiền bối có lý lịch lão làng trong giới giáo dục, ngày thường cô vẫn luôn có lòng tôn kính những vị này, song họ lại khá coi thường cô chỉ vì các nhân tố như nhỏ tuổi, bối cảnh và kinh nghiệm.

Trong đó có một nguyên nhân là thật, gia cảnh của Yến Thanh Đường rất tốt, cho đến tận bây giờ cũng chưa từng chịu khổ, mềm mại và yếu ớt, và có vẻ như cô không phải là người có thể chịu khổ được lâu dài trong cái ngành này.

Vì để chứng minh cho dàn học giả già này nghị lực của mình, Yến Thanh Đường quyết định hoãn hết tất cả công việc của mình trong nửa năm, bắt đầu đến Tân Cương tiến hành khảo sát dã ngoại.

Cô đã tìm kiếm tình trạng thời tiết và tin tức về địa lý bao năm qua của Tân Cương, cũng đã học một khóa chuẩn bị đồ vật dùng hàng ngày và thiết bị ngoài trời cho chuyến đi.

Ban đầu Yến Thanh Đường định đi một mình, nhưng công tác chuẩn bị tiến hành được một nửa, cô liền nhận ra, nhân tố không thể khống chế dọc đường đi sẽ rất nhiều.

Tân Cương hoang vắng, diện tích rộng lớn, sau khi đi ô tô rời xa nội thành sẽ là sa mạc thênh thang vô bờ.

Một khi đã tiến vào dã ngoại, sẽ cần chuẩn bị đối mặt với hết thảy những thứ đến từ mẹ thiên nhiên. Con đường phía trước vô định, có đẹp đẽ, có phong thổ, cảnh đẹp bên đường như bức tranh; cũng có nguy hiểm, tai họa địa chất, lợn rừng sói hoang xông ra.

Để an toàn, cô cần mướn một tài xế, kiêm luôn vệ sĩ.

Thân hình người này phải cao lớn đô con, sức khỏe cường tráng, có thuật phòng thân, có thể bảo vệ được cô. Biết các kiến thức cấp cứu, tốt nhất là từng có kinh nghiệm dã ngoại ở Tân Cương, phải có tính kiên nhẫn, không hút thuốc, cảm xúc ổn định, có thể thích ứng lái xe đường dài.

Liên tiếp đưa ra những điều kiện này, người phù hợp đã không còn là bao.

Kết quả Yến Thanh Đường còn đưa ra thêm một yêu cầu nữa: diện mạo phải khiến cô thuận mắt.

Yến Thanh Đường nhìn người rất hà khắc, nhưng ba mẹ đã sớm quen với tác phong của cô, sàng lọc một đường xuống, cuối cùng tìm được một người quen trong vòng bạn bè của họ phù hợp hoàn toàn về mọi mặt yêu cầu của cô, gửi tài liệu cá nhân sang cho cô.

Người nọ tên là Túc Chinh.

Năm nay đã ba mươi, là quân nhân đã xuất ngủ, biết võ phòng thân của quân nhân, cao 187cm, cân nặng 85 ký, vóc người vạm vỡ, sau khi xuất ngũ hình thành thói quen tập thể hình cường độ cao, thông qua những bức ảnh đời thường có thể nhìn ra đó là người cao ráo đô con.

Lại từng có kinh nghiệm sống dài hạn ở Tân Cương, quen thuộc địa lý nơi này, có kinh nghiệm dã ngoại, biết lái xe việt dã, năng lực chấp hành cao.

Hiện đang sống tại Vân Nam, thi thoảng cũng có làm vệ sĩ ngắn hạn của vài người, trong đó có một khách hàng cũ là bạn bè của gia đình họ Yến, cũng xem như tiếng lành đồn xa.

Yến Thanh Đường nhìn giản lược qua hồ sơ, ánh mắt cuối cùng dừng lại trên gương mặt của người đàn ông.

Khá thuận mắt, chọn đi.

Sau khi chọn được người, Yến Thanh Đường cũng rất hào phóng, tiền lương 120.000 tệ một tháng, tương đương bốn ngàn tệ một ngày.

(*) 4000 tệ ~ 12.000.000 vnd

Làm điều kiện trao đổi, căn cứ vào các điều khoản trên bản hợp đồng điện tử online, xuyên suốt cả hành trình đi Tân Cương này, Túc Chinh cần phải nghe tất cả phân phó của Yến Thanh Đường.

Hai người ký hợp đồng rất sảng khoái.

Sau khi ký xong, dù có phương thức liên hệ với Túc Chinh, nhưng Yến Thanh Đường vẫn không gọi điện thoại cho anh, chỉ thêm wechat, tán gẫu vài câu đơn điệu.

Quản gia nhà họ Yến phụ trách kết nối với Túc Chinh, giúp bọn họ đặt máy bay đi Ürümqi, rồi lại sắp xếp đặt phòng khách sạn Khang ĐứcUrumqi làm địa điểm dừng chân.

Mà một khi đã bước chân đến Ürümqi, bước vào con đường dã ngoại, thì hết thảy những việc lớn việc nhỏ đều sẽ do Túc Chinh xử lý.

Câu cuối cùng mà Quản gia nhà họ Yến đã nói là: “Đại tiểu thư nhà chúng tôi khá khó tính, cậu cố nhường nhịn một chút, đến Tân Cương chăm sóc cho cô ấy thêm xíu.”

Ban đầu Túc Chinh khá lơ đễnh với lời dặn dò của đối phương, hai năm này anh tiếp xúc qua không ít người nhà giàu đi mướn, cũng xem như khá hiểu biết về phong cách ứng xử của cái vòng thượng lưu lẩn quẩn đó, có phiền phức hơn anh cũng có thể đối phó, cuối cùng mọi người đều tỏ ra khách sáo với anh thôi.

Nhưng anh đã xem thường Yến Thanh Đường rồi.

Sau khi vào đến Urumqi, lần đầu tiên gọi điện thoại cho cô đã khiến anh chọc phải đinh, vì Yến Thanh Đường trực tiếp tắt máy.

Sau khi bắt máy, Túc Chinh vẫn ôn tồn giới thiệu với cô về bản thân, ai ngờ vị Đại tiểu thư này còn chẳng lọt tai, trực tiếp lạnh nhạt ra lệnh cho anh, rồi sau đó tắt máy.

Dưới mái hiên người ta, không thể không cúi đầu.

Ăn thịt trong bữa cơm nhà người ta, đương nhiên cái gì cũng phải nhịn.

Chờ sau khi anh vào khách sạn, lại đi ra ngoài lái chiếc xe việt dã của Yến Thanh Đường về, Yến Thanh Đường vẫn chưa quay về khách sạn.

Anh gửi tin nhắn wechat hỏi thăm, Yến Thanh Đường chỉ trả lời lại một câu: “Tôi đang đi dạo bên ngoài, anh lái xe đến Chợ Lớn Quốc tế chờ tôi.”

Chậc, nhận nhiệm vụ là nhận được một ông trời con sống.

 

Sau khi Yến Thanh Đường đến Chợ Quốc tế ở phía nam xong cũng không vội gọi điện thoại cho Túc Chinh, mà dự định đi mua sắm một mình.

Sau khi xuống khỏi xe taxi, Yến Thanh Đường ngẩng đầu lên nhìn.

Kiến trúc trước mặt lấy màu vàng đất làm màu chủ đạo, vàng pha xám, nghe nói nó được xây dựng từ gạch chịu lửa, ánh sáng ấm áp và giản dị, những mái vòm và ngọn tháp mang kiến trúc Hồi giáo, mang đậm bản sắc dân tộc cùng các phong tục nước bạn.

Ở đây nhộn nhịp người qua lại, náo nhiệt không thua kém so với khu náo nhiệt của Thượng Hải. Nơi đây bây giờ không chỉ là khu vực tụ tập sôi động của dân tộc Uyghur, mà còn có du khách trên khắp thế giới đến du lịch khám phá, là nơi nổi tiếng cho khách du lịch.

Các cô gái Uyghur mặc những chiếc váy dài được may từ vải lụa Adelais, hoa văn sắc thái tươi đẹp rực rỡ, có xanh biếc, có xanh ngọc, có vàng ánh, hệt như cánh của một chú chim cúc cu.

Yến Thanh Đường đi cùng các cô gái ấy vào trong Chợ quốc tế, trên thực tế bên trong đó bán chủ yếu là vài món hàng hóa du lịch, chuyên cung cấp cho các khách du lịch, nào là trang phục và trang sức dân tộc, nào là thảm, nhạc cụ Tây Vực, nho khô, đàn badam và các loại quả vỏ cứng ít nước… muôn màu muôn vẻ, đa dạng chủng loại nhìn không xuể.

Yến Thanh Đường đi dạo một vòng, vất vả lắm mới chen vào được, rồi lao lực bị dòng người đẩy đi.

Cô theo dân bản địa đi ra bên ngoài Chợ, nhìn bốn phía đường phố cũng có không ít các cửa hàng và sạp bán rong nhỏ lẻ.

Lúc đi ngang qua một cửa hàng, bên trong đang diễn lại khúc Mười Hai Mộc Tạp Mổ, âm thanh cao chót vót và tiếng nhạc cụ sôi động đã thu hút bước chân của Yến Thanh Đường.

Cô nghe đến mê mẩn, tiếng chuông điện thoại vang lên, bực mình bắt máy, tức giận hỏi: “Ai vậy? Tôi đang bận.”

“Túc Chinh, xem ra cô vẫn chưa ghi chú lại tên của tôi rồi.” Bên kia điện thoại, âm thanh của người đàn ông vững chãi và lạnh nhạt.

Yến Thanh Đường nhớ ra đã hẹn gặp mặt, ‘ồ’ một tiếng, tùy ý đáp: “Tôi đang ở bên ngoài chợ, gửi định vị sang cho anh, trong mười phút anh phải chạy đến đây.”

Cúp điện thoại, gửi định vị, cô lại đứng yên chuyên chú xem khúc Mười Hai Mộc Tạp Mổ trước mặt.

Sau khi cúp điện thoại chừng gần mời phút, Túc Chinh khó khăn lắm mới đuổi đến được.

“Xe đã lấy, đang đỗ bên phố Long Tuyền, tôi đã kiểm tra qua, không có vấn đề gì.” Túc Chinh báo cáo sơ lược về tình huống cho cô, lại nói rõ ràng, “Chúng ta nên nói chuyện về hành trình sắp tới.”

Cả đoạn đường đó anh đã chạy đến, có thể nhận ra vị trí của Yến Thanh Đường rất xa, lúc đến trước mặt Yến Thanh Đường thì bất giác thở hổn hển.

Mà đây là lần đầu Yến Thanh Đường gặp Túc Chinh, không khỏi cẩn thận quan sát đánh giá anh một lượt.

Người đàn ông khôi ngô cao lớn, dáng người thẳng tắp, mặc một chiếc quần quân đội màu xanh biếc như đồ lao động, một chiếc áo thun trắng, lớp vải thấm đẫm mồ hôi được cơ ngực nâng lên, ngũ quan thâm thúy, mày rậm mắt sâu, bộc lộ nét cương nghị.

Yến Thanh Đường khá kinh ngạc vì trời lạnh như vậy mà anh lại ăn mặc khá giản dị, còn có thể ra mồ hôi.

Cô lại không nhịn được nhìn thêm một cái, hai cánh tay anh rất rắn rỏi và hữu lực, khoác áo sơ mi trên lưng, tay phải thô ráp cường tráng cầm theo bình rượu địa phương tên Y Lực Vương.

Nhìn bình rượu anh mang theo bên mình đến, Yến Thanh Đường liền nhăn mày, cứ có cảm giác người đàn ông trước mặt không đáng tin cậy như những gì tài liệu đã đề cập.

Túc Chinh nhìn cô quan sát mình, đôi mắt hạnh nhìn thẳng vài bình rượu trong tay anh, lại nhớ đến tính cách kiêu căng mà lần đầu anh được trải nghiệm ngày hôm nay, ngón tay gõ vào thân bình, nhếch mi lên trêu chọc: “Thử chút không? Đại tiểu thư.”

Yến Thanh Đường lùi về sau hai bước, ghét bỏ chỉ vào đồ vật trong tay anh, dùng dáng dấp của một bà chủ kiêu căng ra lệnh: “Cất đi, anh chỉ cần biết lái xe.”

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương